Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Trump là một nhà 'Nho học' ông ta rất hiểu văn hoá Á Đông

Trong những ngày qua xôn xao dư luận cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sẽ diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam. Nhưng hôm nay Trump đã chốt lại sẽ diễn ra ngày 27-28/2/2019 tại Hà Nội, Việt Nam.

Cuộc đàm phán Mỹ - Triều là sự kiện lớn trên thế giới để đem lại hoà bình cho khu vực cũng như thế giới, nên địa điểm diễn ra cũng được cân nhắc lựa chọn rất kỹ lưỡng.

Đà Nẵng là thành phố đẹp rất phù hợp cho du lịch, nhưng nó lại là nơi ghi dấu ấn xâm lược của thực dân đế quốc tại Việt Nam. Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều đổ quân vào xâm lược Đà Nẵng đầu tiên.
Như vậy Đà Nẵng không phù hợp cho một hội nghị đàm phán về hoà bình, mà chỉ gợi nhớ lại dấu ấn thực dân đế quốc mà thôi.

Hà Nội thành phố hoà bình, nơi đã có một trận chiến 'Điện Biên Phủ trên không' cuối năm 1972, hạ gục những chiếc pháo đài bay B52, làm thất bại hoàn toàn ý đồ 'đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá' của Mỹ, rồi buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Paris năm 1973 để rút quân về nước.
Như vậy Hà Nội là nơi đẹp nhất để tổ chức một hội nghị đàm phán về hoà bình.

Còn nhớ cách đây không lâu Trump đã tweet rằng 'nếu tôi là tổng thống thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thì Mỹ sẽ không thua...'Như vậy là Trump đã gián tiếp thừa nhận là Mỹ đã thua trong chiến tranh Việt Nam. Điều mà trước đây Mỹ chưa bao giờ nhận thua.
Hay là sự kiện gần đây chính quyền Mỹ đã tài trợ cho dự án tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hoà. Đây là hành động ăn năn và thừa nhận dyoxin là chất độc gây hại cho con người và sinh vật của Mỹ. Tuy hơi muộn nhưng vẫn hơn trước đây Mỹ luôn phủ nhận, dyoxin không gây hại cho con người và sinh vật.

Chỉ có người hiểu về Á Đông như Trump thì mới dám làm những việc đó. Và Trump cũng hiểu bằng biện pháp thù địch cũng không thể 'bóp chết' được chính quyền Triều Tiên, nên Trump đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Ảnh xác pháo đài bay B52 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Khái quát về người Hoa ở Chợ Lớn

1. Người Hoa ở Chợ Lớn di cư đến Việt Nam khi nhà Minh bị người Nữ Chân thôn tính lập lên nhà Thanh, họ di cư đến các nước Đông Nam Á với tâm niệm "phản Thanh phục Minh".
 Phần lớn thuộc về bốn nhóm người chính:
- Quảng Đông (Việt) tính tình rộng rãi, giỏi kinh doanh buôn bán. 
- Phúc Kiến (Mân) bảo thủ gia trưởng và coi trọng việc thi cử đỗ đạt. 
- Triều Châu (Tiều) sống tiết kiệm, kham khổ và siêng năng.
- Khách Gia (Hẹ) đầu óc phóng khoáng và đặc biệt nấu ăn rất ngon, nhất là những món Tây.
Trong đó Quảng Đông là nhóm đông nhất.

2. Ngôn ngữ chính để giao tiếp của người Hoa ở Chợ Lớn với nhau là tiếng Quảng Đông vì tiếng Quảng Đông tương đối dễ nói. Người Hẹ, Tiều và Phúc Kiến phần lớn đều có thể nói lưu loát tiếng Quảng Đông, còn người Quang Đông hiếm ai có thể nói được ba thứ tiếng còn lại. Điều này khiến Chợ Lớn rất giống Hong Kong về mặt ngôn ngữ với tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chính. Nhiều người Hoa ở Chợ Lớn biết tiếng Phổ thông nhưng nói không tốt vì hầu như chẳng bao giờ sử dụng.

3. Người Quảng Đông ở Chợ Lớn gọi nhau là Thoòng dành (Đường nhân) để nhắc nhở quê hương của họ là ở Đường Sơn, Quảng Đông, gọi Sài Gòn là Xấy Cung (Tây Cống) và Chợ Lớn là Thày Ngòn (Đề Ngạn). Còn người TQ thì gọi là Tài Lục dành (người đại Lục). Người Hoa Chợ Lớn không thích bị đánh đồng với người đại lục mà thích khi được khen giống người Héng Coỏng (Hương Cảng) hơn.

4. Người Hoa ở Chợ Lớn có một số đức tính như rất siêng năng và giữ chữ tín trong kinh doanh, hầu như hiếm khi xảy ra chuyện thất tín hay mua gian bán lận. Khi buôn bán với người Việt hoặc người nước ngoài, người Hoa cũng không lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ để bán giá khác cho khách. Họ cũng ít khi se sua chưng diện vẻ bề ngoài xe xịn, điện thoại xịn. Nhiều ông già người Hoa ngồi uống cà phê quán cóc có thể là xì thẩu (đại gia) cỡ bự.

5. Người Hoa Chợ Lớn coi trọng gia đình và phần lớn dạy con rất nghiêm. Gia đình nhiều thế hệ thường tụ tập đông đủ ăn cơm tối chung, hiếm có chuyện mỗi người bưng một tô cơm ngồi vừa làm việc riêng vừa ăn hay đi đâu quá giờ cơm tối. Tỉ lệ người Hoa nghiện ngập, cờ bạc, đánh nhau trong trường hoặc phá thai rất hiếm cũng một phần nhờ gia giáo nghiêm khắc.

6. Đàn ông người Hoa hiếm khi nhậu nhẹt rượu bia. Dịp duy nhất tôi thấy họ uống vài ly bia là đám cưới, thôi nôi hoặc tân gia và hầu như không bao giờ ép uống tới say. Các quán ăn của người Hoa buổi tối hầu như không hề thấy cảnh cánh đàn ông ngồi nhậu cà kê mà thường là cả gia đình vợ chồng con cái chở nhau đi ăn. Đàn ông người Hoa phần lớn đều nấu ăn rất ngon và không ngại chuyện bếp núc hoặc làm việc nhà.

7. Người Hoa Chợ Lớn cũng có một số nhược điểm như nhà ở không chú trọng vệ sinh nên rất bừa bộn và cũ kĩ, coi trọng việc đẻ con trai nối dõi tông đường,bảo thủ gia trưởng và mê tín. Các nghi thức ma chay cưới hỏi đều rất rườm rà và tốn kém.

8. Nếu như người Việt Nam hay sử dụng nước mắm để nêm nếm, người Hoa thường sử dụng nước tương, dấm đỏ, bột ngũ vị hương và dầu mè làm gia vị chính. Người Hoa ít dùng ớt tươi mà thường dùng gừng, tiêu, ớt khô hoặc sa tế để tạo vị cay cho món ăn.

9. Người Quảng Đông nổi tiếng các món canh tiềm, điểm tâm (há cảo, xíu mại), hoành thánh, sủi cảo, hủ tíu mì...người Tiều có cháo trắng cà na, trứng vịt muối, cải xá bấu, ruột heo xào cải chua, bún gạo xào và phá lấu...người Phúc Kiến có món Phật leo tường nổi danh còn người Hẹ nấu các món như cơm chiên, cơm xào, bò bít tết, gà xối mỡ, nui xào bò...những món kết hợp những nguyên liệu phương Tây như củ hành tây, cà chua, ớt chuông, khoai tây...là số một. Thời Pháp thuộc, các đầu bếp nấu ăn cho quan Tây phần lớn là người Hẹ.

10. Người Hoa ăn cơm nhất thiết phải có canh. Canh thường được nấu thật lâu, hầm nhừ các nguyên liệu như thịt, rau cải và các vị thuốc với nhau mấy tiếng đồng hồ rồi chủ yếu uống nước bỏ xác. Người Hoa ăn cơm không chan canh như người Việt mà uống canh sau khi ăn cơm với các món mặn xong.

11. Người Hoa thích ăn chè (thoòng sủi = nước đường). Chè người Hoa được nấu từ hầu như tất cả các loại nguyên liệu từ như các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), củ (khoai lang, khoai sọ, củ năng), hạt (bo bo, hat sen, ý nhĩ...) quả (táo tàu, nhãn nhục, trái vải, đu đủ...) các vị thuốc (hoài sơn, kỷ tử, thục địa, ngân nhĩ...) cho tới những thứ mang nguồn gốc động vật (trứng gà, trứng cút, tuyết giáp, mai rùa...). Chè người Hoa không có nước dừa như chè người Việt.

12. Món ăn Tết người Hoa thường là lạp xưởng, vịt lạp, canh tóc tiên giò heo đông cô, canh khổ qua dồn thịt, gà luộc và bánh tổ (niên cao). Tết Đoan ngọ ăn bánh bá chạng (gần giống bánh chưng của người Việt nhưng phần nhân có trứng vịt muối, thịt heo và nấm đông cô và được gói bằng lá tre) và thang viên (chè trôi nước). Người Hoa cũng cúng giao thừa, xông nhà, chúc tết cha mẹ và nhận lì xì vào mùng 1 tết nhưng không chưng mai đào hay hoa trong nhà như người Việt. Ngày giáp tết, người Hoa hay mua những tờ giấy đỏ viết chữ Phúc hoặc những câu chúc tết như "vạn sự như ý", "xuất nhập bình an", "sinh ý hưng long" (mua may bán đắt) viết bằng sơn nhũ kim về dán trên dưa hấu hoặc trên tường nhà và trước cửa. Nhà làm ăn thì hay rước đội lân về múa khai trương đầu năm.

13. Người Hoa phát lì xì hầu như bất cứ khi nào nhà có chuyện hỉ như đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, khai trương, tân gia...với ý nghĩa chia lộc lấy hên. Màu may mắn là màu đỏ, màu xui xẻo là màu trắng, chỉ dùng cho tang ma.

14. Người Hoa có tinh thần đoàn kết tương trợ rất cao qua các hội đồng hương được gọi là hội quán. Các hội quán lúc trước là các hội kín của người Minh hương chống lại nhà Thanh. Khi qua tới Việt Nam, các bang hội này dần mất đi màu sắc chính trị mà chủ yếu tương trợ giúp đỡ đồng hương về mặt kinh tế. Trụ sở của các hội quán thường được đặt ở các miếu thờ Quan Công, Thiên Hậu nương nương hay Bổn Công (Triều Châu). Những hội quán này ở Hong Kong thường phát triển theo hướng làm ăn phi pháp gọi là "công đoàn" tức băng đảng xã hội đen.

15. Ngoài những từ chỉ món ăn quá quen thuộc như hoành thánh, há cảo, xíu mại, xá xíu, lạp xưởng...người miền nam trước 1975 còn dùng khá nhiều từ gốc tiếng Hoa như pạc sỉu (cà phê sữa đá ít cà phê), xây chừng (cà phê đen li nhỏ), tài mà ( đại ma = cần sa), xộ khám (toạ giam = ngồi tù), nhị tì (nghĩa địa) tài chảy, a có (ca = anh), a chế (tỷ = chị), sườn xám (trường xiêm = áo dài), xí quách (trư cốt = xương heo)...trong tiếng Quảng Đông, cà na, pò pía, hủ tíu (phảnh), phá lấu, thím (thẩm = vợ của chú hoặc người phụ nữ trung tuổi), tía (cha), má (mẹ), thèo lèo (trà liệu = bánh kẹo ăn khi uống trà),bánh pía, tùa hia (đại huynh)...trong tiếng Triều Châu để sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Ngày Tết của người Hoa ở Chợ Lớn

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Sinh viên Triều Tiên dễ thương sành điệu tại Liên hoan Văn hóa Quốc tế

Ngày 27/4/2017 thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức Liên hoan Văn hóa Quốc tế cho những sinh viên nước ngoài. Đoàn sinh viên CHDCND Triều Tiên đã mang đến liên hoan những món ăn và các trò chơi dân gian truyền thống, cùng các sản vật, tác phẩm văn hóa từ quê nhà.
Sinh viên Triều Tiên trong những bộ Choson-ot và Âu phục, nổi bật đã làm nhiều người chú ý, họ dễ thương sành điệu và hòa mình cùng các bạn sinh viên trên khắp Thế giới.
Sau đây xin giới thiệu bộ ảnh về hoạt động của sinh viên Triều Tiên tại liên hoan.
































Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Chỉ có giống lừa mới gọi tiếng Triều Tiên là "tiếng Hàn Quốc"

Vương quốc Cổ Triều Tiên do Đàn Quân sáng lập 2333 TCN với nhiều các bộ tộc khác nhau nhưng gọi chung là người Triều Tiên và nói tiếng Triều Tiên, đã có bề dầy trên 4 000 năm lịch sử.
Trải qua các triều đại và các thời kì khác nhau cho đến nhà nước phong kiến cuối cùng vẫn là Triều Tiên. 
Giai đoạn 1897-1910 (13 năm) khi ấy Nhật Bản thắng nhà Thanh trong chiến tranh Thanh-Nhật nên Nhật Bản đã đổi tên nhà Triều Tiên thành Đại Hàn Đế Quốc, để chấm dứt thời kì nhà Triều Tiên lệ thuộc nhà Thanh, và chuyển sự lệ thuộc đó về Nhật Bản. Đến 1910 thì Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào chung một nước với Nhật Bản. Khi thất bại WW2 ngày 15/8/1945 thì Nhật Bản mất quyền kiểm soát Triều Tiên.

Triều Tiên bị chia cắt hai miền từ đây miền bắc do Liên Xô và miền nam do Mỹ ủy trị.
Theo hiệp ước thì 4 năm sau, tức 1949 Triều Tiên sẽ tổng tuyển cử toàn quốc để thành lập chính phủ.
Nhưng tháng 8/1948 thì Lý Thừa Văn một tay 'cáo già' dòng dõi Vương gia họ Lý. (nhà Triều Tiên do họ Lý cai trị hay còn gọi là nhà Lý) sống từ nhỏ ở Mỹ về thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc.
Thấy vậy ở miền bắc ngày 9/9/1948 thì Kim Nhật Thành cũng thành lập chính phủ CHDCND Triều Tiên gọii tắt là Triều Tiên.

Như vậy là miền bắc vẫn tiếp tục dùng từ Triều Tiên mà tổ tiên vẫn dùng, còn miền nam thì dùng từ Hàn và áp đặt mọi thứ trước đây gọi là "Triều Tiên" thì gọi thành "Hàn" như "Hàn phục" "người Hàn" "chữ Hàn" "tiếng Hàn" v.v Nhưng cái ngày Quốc khánh thì lại vẫn lấy ngày thành lập nhà nước Triều Tiên (3/10) và tờ nhật báo lớn nhất thì vẫn giữ nguyên tên là Triều Tiên Nhật Báo (Choson-Ilbo).

Từ "Hàn" là xuất phát từ đâu? 
Từ thời cổ phía nam bán đảo Triều Tiên mãi tận phía nam sông Hán trước đây có ba dân tộc là Hàn Biện, Hàn Mã và Hàn Thìn, gọi tắt là Tam Hàn.
Do là dân tộc thiểu số nên trải qua những thăng trầm trong chiều dài lịch sử họ bị đồng hóa cùng với những người phía bắc nên ngôn ngữ Hàn của họ mất dần và họ hòa nhập với các dân tộc phía bắc nói tiếng Triều Tiên.
Chả hiểu tại sao mà thời kì Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên (1592-1598) thì gọi khu vực đuôi bán đảo Triều Tiên gần với Nhật Bản là "Hàn". Có lẽ ý đồ Nhật Bản muốn chia cắt bán đảo Triều Tiên từ đây chăng ? và đúng đến khi họ đánh thắng năm 1897 thì họ đổi tên nhà Triều Tiên thành Đại Hàn Đế Quốc thật. Đó là xuất xứ của từ "Hàn".

Lý Thừa Văn thành lập chính phủ ở phía nam bán đảo Triều Tiên thì anh muốn đặt tên gì cho chính phủ là quyền của anh, anh muốn đổi tên cách gọi những thứ thuộc quyền quản lí của anh thì cũng mặc kệ. Nhưng ngôn ngữ thì vẫn nói tiếng Triều Tiên chứ có nói tiếng Hàn đâu mà đổi nhỉ ?
Anh đổi cái gì của anh thì được chứ anh dám đổi cái cách gọi ngôn ngữ của tổ tiên mấy nghìn năm sao được ?
Ngôn ngữ Hàn bị tuyệt chủng rồi cơ mà, ông ấy chắc còn nhớ mỗi từ "Seoul" trong tiếng Hàn có nghĩa là "kinh đô" thế là đổi ngay tên thủ đô Hán Thành của nhà Triều Tiên thành Seoul. Thế là Seoul từ đó là tên gọi của thủ đô Hàn Quốc ngày nay.
Mà ngôn ngữ Hàn bị tuyệt chủng lâu rồi nên trong chữ Hán (Trung Quốc) không biết viết thế nào, bởi vậy trong chữ Hán cũng không thể viết được từ "Seoul" chính vì thế cái từ "Seoul" cũng không thể dịch nghĩa sang Hán Việt được, đó là địa danh duy nhất trên bán đảo Triều Tiên ngày nay không thể dịch nghĩa Hán Việt.

Bởi vậy gọi "tiếng Hàn Quốc" là sai hoàn toàn, trên 75 triệu người Triều Tiên tại hai miền bắc nam và các vùng tự trị tại Trung Quốc ngày nay, cũng như người Triều Tiên đang sống ở nước ngoài đang dùng là ngôn ngữ Triều Tiên nên phải gọi là "tiếng Triều Tiên" mới đúng.

Có người lập luận rằng Hàn Quốc là chính phủ độc lập, là thành viên của LHQ thì phải tôn trọng ngôn ngữ của họ chứ.
Họ có ngôn ngữ đâu mà tôn trọng nhỉ ! Cũng như nước Mỹ to bành ki là bá chủ ở LHQ đó họ làm gì có ngôn ngữ của họ. Trước đây Mỹ thuộc Anh đến khi độc lập thì gọi là nước Mỹ, người Mỹ nhưng vẫn là tiếng Anh chứ không thể gọi "tiếng Mỹ" được, có chăng thì gọi là "tiếng Anh giọng Mỹ" mà thôi.

Có người với giọng điệu ôn hòa thì nói: Ối xời tiếng Hàn Quốc với tiếng Triều Tiên là một thì gọi thế nào cũng được.
À không được ! đã là một thì chỉ có một cách gọi thôi nhé, mà dùng cách gọi nguồn gốc của tổ tiên để lại là "tiếng Triều Tiên".

Tôi còn nhớ câu nói của ai đó rằng "Sự dối trá cứ lặp lại nhiều lần thì sẽ thành đúng". Cho nên "tiếng Hàn Quốc" là sai nhưng nó được lặp lại nhiều lần nên có rất nhiều người nghĩ là đúng. 
Đừng lừa nhau nhé những con lừa.

Đây là bản đồ các phương ngữ trên bán đảo Triều Tiên ngày nay
Có lẽ vùng 6 là đảo Tế Châu (Jeju) không còn dân bản xứ nữa vì lúc mới thành lập chính phủ Hàn Quốc thì Lý Thừa Văn đã diệt chủng gần hết dân trên hòn đảo này.
Bản đồ địa lí hành chính nhà Triều Tiên thời đó chỉ có 8 tỉnh hay còn gọi là Triều Tiên Bát Đạo. Phần kẻ sọc ngang là vùng những người Triều Tiên bản xứ nhưng ngày nay thuộc quyền quản lí của Trung Quốc, họ được quyền tự trị mức cao, họ vẫn sử dụng tiếng Triều Tiên trong giao tiếp và trong giáo dục lên tới bậc Đại học.




Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Tại sao giao thông Triều Tiên ít người và thông thoáng ?

Sau gần 4 năm làm việc tại Triều Tiên, tôi đã đi khắp các tỉnh thành tại đây. Nơi đi nhiều nhất là vùng Đông Bắc và vùng Bình Nhưỡng.
Tìm hiểu về tập quán, lối sống và những điều kiện tại Triều Tiên thì tôi có những nhận xét sau đây.

- Kiến trúc đô thị (đây là điều quan trọng nhất)
Tất cả người dân sống trong nội thành tại các đô thị đều ở chung cư, tại nông thôn và ngoại thành thì nhà trệt mái ngói kiểu truyền thống do nhà nước xây dựng đồng bộ từng khu rồi cấp miễn phí cho công dân,
Trong mỗi khu chung cư, dân cứ đều có các dịch vụ thiết yếu như cửa hàng tạp hóa, quán xá, cắt tóc, tắm tập thể v.v Nên người dân ít phải di chuyển ra đường để mua sắm đồ dùng hàng ngày.


- Không có lao động tự do (cũng rất quan trọng)
Mọi người trong độ tuổi lao động đều đi làm tại các công sở, chỉ có người già, trẻ em và những người chưa đến ca/giờ làm việc của mình thì mới ở nhà.
Họ bố trí lao động như nào thì tôi sẽ viết cụ thể trong bài "Kinh Tế Xã Hội Triều Tiên".


- Giao thông công cộng phát triển tốt, giá cực rẻ gần như cho không, chỉ 2KPW/lượt/người lớn, trẻ em miễn phí.
Giao thông công cộng gồm các phương tiện tàu điện "leng keng", xe điện chạy dây cáp, xe buýt 1 và 2 tầng. Ngoài ra Bình Nhưỡng còn có tàu điện ngầm chuyên chở khoảng 1,5 triệu lượt người/ngày (dân số Bình Nhưỡng 3,5 triệu người)


- Cơ sở hạ tầng giao thông khá tốt
Đường xá làm cực rộng, có thể nói là với "tư duy nhiệm kì 50-100 năm".
Không có chuyện người dân "bám" vào đường giao thông để kiếm sống, ngoại trừ mấy anh Taxi và mấy cô bán quà vặt trong các ki-ốt.

Tất cả các nút giao lộ lớn, đông người đều có cầu vượt hoặc hầm chui.
Vận tốc đi trong nội thành khá cao. Mỗi chiều đường có 2 làn xe thì tốc độ là 40 và 60 km/h, mỗi chiều đường có 3 làn xe thì tốc độ là 40, 60 và 80 km/h. Tốc độ cao rút ngắn thời gian có mặt trên đường thì sẽ giảm bớt ùn tắc.

Giao thông liên tỉnh chủ yếu là đường sắt với Bình Nhưỡng và Hàm Hưng là trung tâm, kết nối tất cả các tỉnh thành với nhau. Cả nước có trên 6 000 km đường sắt khổ tiêu chuẩn, chủ yếu chạy 1 chiều và điện khí hóa toàn bộ, ngoại trừ tại các mỏ than chạy đầu máy hơi nước.


Giao thông đường bộ liên tỉnh ở mức trung bình, có nhiều cao tốc rộng rãi, nhưng xây dựng từ những năm 80-90s, hiện nay mặt đường đã xuống cấp.

- Xăng dầu ít khiến cho người dân ít sử dụng phương tiện cá nhân. 
Xe máy thì cực ít đi vì mùa đông kéo dài có băng tuyết phủ kín gây trơn trượt không đi được.
Mặc dù xe hơi trong nước sản xuất rất rẻ nhưng giá xăng thì theo giá Quốc tế nên người thu nhập thấp vẫn chưa đủ khả năng mua xe hơi mà vẫn chọn phương tiện giao thông công cộng và xe đạp cho quãng đường gần.
Vấn đề xăng dầu cũng đề cập cụ thể trong bài "Kinh Tế Xã Hội Triều Tiên".



Giờ tan sở tại Bình Nhưỡng
Video buổi sáng mọi người đi làm tại Bình Nhưỡng.




Video tại các nút giao thông.



Video buổi tối dạo quanh Bình Nhưỡng






Video chuyến phượt liên tỉnh bằng xe hơi do Triều Tiên sản xuất.



Video giao thông giờ cao điểm tại Bình Nhưỡng.





Cám ơn các bạn đã xem.

Cờ Hàn Quốc được vẫy ở Triều Tiên nhưng ngược lại thì không được

Ngày 7/4/2017 Hai đội bóng đá nữ của hai miền Triều Tiên gặp nhau trong khuôn khổ vòng loại AFC Cup, tại sân vận động Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Sau 27 năm mới có đội thể thao chính thức của Hàn Quốc thi đấu tại Triều Tiên. Những trận thi đấu hữu nghị và nghiệp dư của Liên đoàn Lao động hai miền thì vẫn tổ chức thường xuyên.

Có rất đông khán giả đến cổ vũ cho các 'cô gái vàng' của hai miền, trận đấu hay, đẹp mắt và kết quả 1-1 cũng là kết quả đẹp cho cả hai.
Có những cổ động viên Hàn Quốc thoải mái mang cờ Hàn Quốc vào sân vẫy cổ động cho trận đấu. (Xem thêm ảnh) điều này làm tôi nhớ lại vòng loại Olympic, thì hai đội cũng gặp nhau tại Seoul nhưng chính quyền Hàn Quốc cấm mang cờ Triều Tiên vào sân để cổ động cho trận đấu.
Cách đối xử với thể thao của hai miền hoàn toàn khác nhau.


Tin thêm cũng cùng ngày thì hai đội khúc côn cầu nữ của hai miền đã gặp nhau trong khuôn khổ giải vô địch Thế giới diễn ra tai Gangwon, Hàn Quốc.
Các cầu thủ đã chụp hình chung rất vui vẻ và đẹp mắt.





Các cầu thủ khúc côn cầu nữ Triều Tiên đi dã ngoại tại tỉnh Gangwon


Phương pháp Mỹ sử dụng để lật đổ các chính quyền 'cứng đầu'



Để duy trì địa vị thống trị, Hoa Kỳ đã thực thi 1 chiến lược dài hạn vẫn được biết đến bằng cái tên “Cách mạng màu”.
Theo đó, giới chóp bu Bộ Ngoại giao và Lầu năm góc đã yêu cầu triển khai các kỹ thuật mới để thay đổi chế độ các quốc gia thành “Thân Mỹ!”. Kẻ được giao trọng trách nghiên cứu ứng dụng là RAND Corporation – hãng công nghệ cao phi lợi nhuận!

Điểm khôi hài ở các kỹ thuật này là chiến lược gia Mỹ đã vay mượn 1 thuật ngữ sách vở gọi là “chiến thuật bầy đàn” – như 1 nghiên cứu trình bày trong sách về hành vi, phản ứng của các sinh vật bậc thấp, sống thành bầy đàn như kiến, mối, sâu bọ. Nghiên cứu này cho thấy, các loài sinh vật bậc thấp sống thành đàn có chung một mẫu phản ứng trước các mối đe dọa. Một vài cá thể dù không đối phó được với mối đe dọa, nhưng chúng có cách để truyền thông tin cho nhau và kích động bầy đàn cùng “tự vệ tập thể”.

Tuy nhiên RAND Corp. đã không máy móc mà rất sáng tạo ở 2 khía cạnh quan trọng: lan tryền thông tin và kích động. Khác biệt quan trọng đó biến 1 đám đông hỗn loạn, tự phát và không có trung tâm điều khiển thành 1 bầy đàn có tổ chức mặc dù mất hết ý thức vì bị kích động và điều hướng chúng đến chỗ lật đổ chế độ.

Thuật ngữ “Cách mạng màu” mới được chú ý 2 thập kỷ gần đây, nhưng kỳ thực kỹ thuật Rand Corp đã được triển khai ở khắp nơi, trong khối Đông Âu, Balkan, châu Á, Trung Đông (Mùa xuân Arabia).

Lan truyền thông tin: Cài cắm các tổ chức như Bộ ngoại giao, National Endowment for Democracy, National Republican Institute, National Democratic Institute, USAID, các tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp qua QH Mỹ và Bộ ngoại giao. Sử dụng báo chí, tin tức áp đảo và bịa đặt liên tục dội vào chủ đề mục tiêu. Ứng dụng báo chí, công nghệ thông tin di động, mạng internet rất khó kiểm soát làm nền tảng. Ví dụ: Nhằm lật đổ Milosevic của Nam Tư, chúng liên tục vu cáo Milosevic là tội phạm chống nhân loại, độc tài, gian lận bầu cử.

Milosevic đã sống sót qua 4 cuộc chiến tranh, 2 cuộc nổi loạn đông đảo và 78 ngày đêm NATO ném bom bắn phá. Nhưng không qua được cuộc bầu cử cuối cùng để rồi bị bắt như 1 vụ bắt cóc khủng bố.

Kích động đám đông: bản thân thông tin giả tạo và dội liên tục đã mang tích kích động. Nhưng nếu chưa đủ, sẽ cần đến liều lượng cao hơn nữa: những kẻ bịt mặt lần lượt bắn vào cảnh sát rồi đổ tội cho đám đông, đến lượt cũng chúng bắn vào đám đông và đổ tội cho cảnh sát. Tiêu biểu là những gì xảy ra ở Quảng trường Kiev, Ukraina mùa xuân 2014.

Cuối cùng là đô la Mỹ rất rồi dào và tất cả những điều này được Hoa Kỳ gọi là “đấu tranh dân chủ” và “bất bạo động”!

Trên đây là 1 vài bình luận từ cuốn sách rất đáng đọc  “FULL SPECTRUM DOMINANCE” (Thống trị toàn diện) của William Engdahl.